Văn bản
Xử lý kiến nghị của doanh nghiệp đến việc sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng
Số văn bản | 4458/BXD-KTXD |
Ngày ban hành | 07/08/2024 |
Ngày có hiệu lực | |
Người ký | |
Cơ quan ban hành | Bộ xây dựng |
Trích yếu | Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 2298/UBKHCNMT15 ngày 07/3/2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu, tham mưu xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn DTA miền Trung tại Văn bản số 02/2024/VB-DTA ngày 19/02/2024 liên quan đến việc sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng tổng hợp một số thông tin như sau: 1. Về tình hình sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng , Việc sử dụng cát biển thay thế cát sông đã được sử dụng ở một số nước; trên thế giới như: ở Nhật Bản tỷ lệ sử dụng cát biển trong công trình xây dựng làm cốt liệu bê tông chiếm khoảng 30% lượng cát xây dựng, đặc biệt ở các vùng ven biển, lượng cát biển được sử dụng chiếm 91,5% cát xây dựng hoặc ở Hàn Quốc, Anh thì cát biển chiếm tỷ lệ tương ứng là 27,7%, 17% trong tổng lượng cát sử dụng trong xây dựng. Tại Việt Nam, trong bối cảnh các dự án hạ tầng (giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị,...) quy mô lớn được triển khai dẫn đến nhu cầu về sử dụng cát xây dựng ngày càng tăng cao, trong khi nguồn cát tự nhiên (cát sông) ngày càng hạn chế, vì vậy để khắc phục tình trạng này việc nghiên cứu và sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn đã được Chính phủ, các Bộ có liên quan quan tâm, đặt vấn đề nghiên cứu. Đến nay, qua các kết quả nghiên cứu khoa học của các Viện, Trường đại học cho thấy có thể sử dụng cát biển thay thế cát sông cho xây dựng trong thời gian tới (các nghiên cứu đã và đang triển khai liên quan đến cát nhiễm mặn chi tiết tại phụ lục kèm theo văn bản này). Để có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm tăng cường, thúc đẩy việc sử dụng cát biển thay thế cát sông trong lĩnh vực xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố Tiêu chuẩn TCVN 13754:2023 Tiêu chuẩn cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ để xử lý cát biển đáp ứng tiêu chuẩn cát sử dụng trong xây dựng cũng như công trình hạ tầng giao thông. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long” và đề án thử nghiệm cát biển sử dụng cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ thuật của cát biển đối với các dự án xây dựng đường cao tốc. Việc sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian tới là cần thiết và cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như tác động đến môi trường. 2. Về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng cát nhiễm mặn dùng cho bê tông, vữa và công bố giá cát biển hoặc cát từ hoạt động nạo vét 2.1. Về ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các công tác xây dựng sử dụng cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa Trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu cho bê tông và vữa đã được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7570:2006. Trong tiêu chuẩn này, yêu cầu kỹ thuật của cát tự nhiên sử dụng cho bê tông và vữa về thành phần hạt, môđun độ lớn, hàm lượng các tạp chất, tạp chất hữu cơ, hàm lượng clorua (ion Cl), khả năng phản ứng kiềm - silic. Năm 2023, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13754:2023 Cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa đã được ban hành. Để sử dụng cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa phải xử lý tuyển rửa “Quá trình xử lý bằng cách sử dụng thiết bị chuyên dùng tiến hành tuyển, rửa bằng nước ngọt để cát nhiễm mặn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra”. Tại tiêu chuẩn này, các nội dung chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của cát nhiễm mặn để chế tạo bê tông và vữa cơ bản tương tự như TCVN 7570:2006 và có sự khác biệt ở một số chỉ tiêu như thành phần tạp chất có hại (hàm lượng của ion clo hòa tan trong nước; hàm lượng sulfit và sulfat,...) và được quy định chi tiết hơn. Nhìn chung, việc sử dụng cát tự nhiên, cát nhiễm mặn để chế tạo bê tông và vữa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của tiêu chuẩn. Riêng đối với cát nhiễm mặn phải đảm bảo yêu cầu chặt chẽ hơn ở khâu xử lý tuyển rửa trước khi sử dụng để chế tạo bê tông và vữa. Căn cứ các tiêu chuẩn xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành định mức cấp phối bê tông và vữa sử dụng cát tự nhiên và các công tác xây dựng sử dụng cát xây dựng tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về ban hành định mức xây dựng. 2.1. Về công bố giá cát biển hoặc cát từ hoạt động nạo vét Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì việc công bố giá các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình theo định kỳ (hàng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết) thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng), vì vậy trường hợp cần thiết công bố giá cát nhiễm mặn (cát biển) thì doanh nghiệp cần phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để xem xét công bố giá trên địa bàn để đáp ứng các yêu cầu về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trên đây là một số nội dung tổng hợp của Bộ Xây dựng, kính gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổng hợp để báo cáo Chủ tịch Quốc hội được biết và có ý kiến chỉ đạo. |
Trích nội dung | Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 2298/UBKHCNMT15 ngày 07/3/2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu, tham mưu xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn DTA miền Trung tại Văn bản số 02/2024/VB-DTA ngày 19/02/2024 liên quan đến việc sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng tổng hợp một số thông tin như sau: 1. Về tình hình sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng , Việc sử dụng cát biển thay thế cát sông đã được sử dụng ở một số nước; trên thế giới như: ở Nhật Bản tỷ lệ sử dụng cát biển trong công trình xây dựng làm cốt liệu bê tông chiếm khoảng 30% lượng cát xây dựng, đặc biệt ở các vùng ven biển, lượng cát biển được sử dụng chiếm 91,5% cát xây dựng hoặc ở Hàn Quốc, Anh thì cát biển chiếm tỷ lệ tương ứng là 27,7%, 17% trong tổng lượng cát sử dụng trong xây dựng. Tại Việt Nam, trong bối cảnh các dự án hạ tầng (giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị,...) quy mô lớn được triển khai dẫn đến nhu cầu về sử dụng cát xây dựng ngày càng tăng cao, trong khi nguồn cát tự nhiên (cát sông) ngày càng hạn chế, vì vậy để khắc phục tình trạng này việc nghiên cứu và sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn đã được Chính phủ, các Bộ có liên quan quan tâm, đặt vấn đề nghiên cứu. Đến nay, qua các kết quả nghiên cứu khoa học của các Viện, Trường đại học cho thấy có thể sử dụng cát biển thay thế cát sông cho xây dựng trong thời gian tới (các nghiên cứu đã và đang triển khai liên quan đến cát nhiễm mặn chi tiết tại phụ lục kèm theo văn bản này). Để có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm tăng cường, thúc đẩy việc sử dụng cát biển thay thế cát sông trong lĩnh vực xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố Tiêu chuẩn TCVN 13754:2023 Tiêu chuẩn cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ để xử lý cát biển đáp ứng tiêu chuẩn cát sử dụng trong xây dựng cũng như công trình hạ tầng giao thông. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long” và đề án thử nghiệm cát biển sử dụng cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ thuật của cát biển đối với các dự án xây dựng đường cao tốc. Việc sử dụng cát nhiễm mặn cho mục đích sản xuất và trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian tới là cần thiết và cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như tác động đến môi trường. 2. Về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng cát nhiễm mặn dùng cho bê tông, vữa và công bố giá cát biển hoặc cát từ hoạt động nạo vét 2.1. Về ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các công tác xây dựng sử dụng cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa Trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu cho bê tông và vữa đã được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7570:2006. Trong tiêu chuẩn này, yêu cầu kỹ thuật của cát tự nhiên sử dụng cho bê tông và vữa về thành phần hạt, môđun độ lớn, hàm lượng các tạp chất, tạp chất hữu cơ, hàm lượng clorua (ion Cl), khả năng phản ứng kiềm - silic. Năm 2023, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13754:2023 Cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa đã được ban hành. Để sử dụng cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa phải xử lý tuyển rửa “Quá trình xử lý bằng cách sử dụng thiết bị chuyên dùng tiến hành tuyển, rửa bằng nước ngọt để cát nhiễm mặn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra”. Tại tiêu chuẩn này, các nội dung chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của cát nhiễm mặn để chế tạo bê tông và vữa cơ bản tương tự như TCVN 7570:2006 và có sự khác biệt ở một số chỉ tiêu như thành phần tạp chất có hại (hàm lượng của ion clo hòa tan trong nước; hàm lượng sulfit và sulfat,...) và được quy định chi tiết hơn. Nhìn chung, việc sử dụng cát tự nhiên, cát nhiễm mặn để chế tạo bê tông và vữa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của tiêu chuẩn. Riêng đối với cát nhiễm mặn phải đảm bảo yêu cầu chặt chẽ hơn ở khâu xử lý tuyển rửa trước khi sử dụng để chế tạo bê tông và vữa. Căn cứ các tiêu chuẩn xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành định mức cấp phối bê tông và vữa sử dụng cát tự nhiên và các công tác xây dựng sử dụng cát xây dựng tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về ban hành định mức xây dựng. 2.1. Về công bố giá cát biển hoặc cát từ hoạt động nạo vét Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì việc công bố giá các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình theo định kỳ (hàng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết) thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng), vì vậy trường hợp cần thiết công bố giá cát nhiễm mặn (cát biển) thì doanh nghiệp cần phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để xem xét công bố giá trên địa bàn để đáp ứng các yêu cầu về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trên đây là một số nội dung tổng hợp của Bộ Xây dựng, kính gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổng hợp để báo cáo Chủ tịch Quốc hội được biết và có ý kiến chỉ đạo. |
Thay thế, sửa đổi/bổ sung | |
Được thay thế, sửa đổi/bổ sung | |
Cơ quan ban hành | Bộ xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Tập tin đính kèm |
|